Hướng dẫn cách chưng trái cây bàn thờ sao cho đẹp mắt

Ở mỗi vùng miền sẽ có cách chưng trái cây bàn thờ gia tiên khác nhau. Tuy nhiên, khi chưng trái cây lên bàn thờ cần chuẩn bị những gì? lưu ý ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây, theo dõi nhé!

Ý nghĩa chưng trái cây lên bàn thờ 

Vào những dịp lễ tết, giỗ chạp, trên bàn thờ của người Việt không thể thiếu trái cây – là những loại quả của đất trời thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, nhớ ơn công lao của ông bà tổ tiên. Mâm trái cây được dâng lên bàn thờ có nghĩa:

  • Thể hiện lòng thành kính, sự tôn trọng của con cháu đối với tổ tiên, thần linh
  • Tượng trưng cho sự phát triển, sung túc, đủ đầy của gia đình
  • Thể hiện sự đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình

Hướng dẫn cách chưng trái cây bàn thờ sao cho đẹp mắt

Trong phong thủy, mâm ngũ quả xuất phát từ âm dương ngũ hành với mong muốn âm dương hòa hợp, thể hiện cho sự sinh sôi, phát triển. Mâm ngũ quả có 5 loại trái cây khác nhau, mỗi loại là tượng trưng cho mong muốn gửi gắm đến gia tiên.

Mỗi loại quả phải trải qua thời gian dài mới có thể hình thành, khi dâng lên gia tên sẽ mang ý nghĩa tốt đẹp nhất, thể hiện lòng thành, sự tôn kính, trân quý của con cháu đối với bề trên.

Những loại trái cây nên để lên bàn thờ gia tiên 

Mỗi loại trái cây khác nhau sẽ mang những ý nghĩa khác nhau. Trên bàn thờ gia tiên thường được chưng những loại quả sau:

  • Cam: Thể hiện có sự thành công, may mắn. Cam có màu vàng giúp cho mâm ngũ quả trở nên đẹp mắt hơn.
  • Táo: Có ý nghĩa bình yên, ấm áp. Táo có màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành.
  • Chuối: Là loại quả không thể thiếu trên bàn thờ để thu hút may mắn, tài lộc. Bên cạnh đó, các nải chuối ôm với nhau còn thể hiện cho sự bao bọc, che chở các thành viên trong gia đình.
  • Dứa: Loại quả này biểu tượng cho sự sung túc, giàu có
  • Dưa: Tượng trưng cho sự đong đầy
  • Bưởi: Tượng trưng cho sự sung túc, may mắn
  • Đu đủ: Biểu tượng của sự thịnh vượng, tiền bạc, sức khỏe
  • Đào: Biểu tượng cho sống lâu trăm tuổi, sức khỏe dồi dào
  • Quả hồng: Biểu tượng cho phát tài, phát lộc
  • Lựu: Biểu tượng con đàn cháu đống
  • Mãng cầu: Mang lại những điều tốt lành cho gia đình, công việc thăng tiến
  • Quả lê: Biểu tượng cho sự thuận lợi, may mắn
  • Thanh long: Ý nghĩa phát tài phát lộc
  • Quả lê ki ma: Tượng trưng cho tài lộc, may mắn
  • Quả phật thủ: Biểu tượng cho sự thanh tịnh, bình yên
  • Quả sung: Tượng trưng cho sự sung túc, tài lộc, con đàn cháu đống

Hướng dẫn cách chưng trái cây bàn thờ sao cho đẹp mắt

Hướng dẫn cách chưng trái cây bàn thờ theo từng vùng miền 

Cách chưng trái cây trên bàn thờ Việt sẽ có một số quy tắc cơ bản. Bên cạnh đó, tùy theo mỗi văn hóa vùng miền sẽ có cách chưng khác nhau.

Một số quy tắc cơ bản:

Trên bàn thờ gia tiên luôn sử dụng những con số lẻ như 1,3,5,7,9… do đó khi mua hoa quả về thắp hương cũng mua theo số lượng lẻ. Điều này có ý nghĩa mang đến may mắn, tài lộc cho gia đình.

Trong trường hợp gia đình có 3 bát hương tổ tiên, thần linh, bà cô ông mãnh thì cách sắp xếp hoa quả như sau:

  • Đặt quả đẹp nhất ở khu vực trung tâm và chia đều sang cho 3 bên
  • Đặt 3 quả còn lại theo 3 hướng khác nhau
  • Đặt quả thứ 5 vào khoảng trống cuối cùng trên đĩa
  • Để thêm tiền vàng hoặc tiền thật để mâm hoa quả thêm đầy đặn

Cách chưng trái cây của người miền Bắc 

Ở miền Bắc, cách chưng trái cây bàn thờ sẽ tuân thủ theo thuyết Ngũ hành. Theo đó, mâm quả sẽ có 5 màu tượng trưng cho từng mệnh như: màu xanh lục mệnh Mộc, màu trắng mệnh Kim, màu đen mệnh Thủy, màu nâu mệnh Thổ, màu đỏ mệnh Hỏa.

Một số loại quả có thể kể đến như: Chuối, phật thủ, cam, bưởi, dưa hấu… Để không gian thờ cúng được hài hòa hơn bạn hãy sắp xếp xen kẽ các loại quả sao cho đẹp mắt.

Cách chưng trái cây của người miền Trung

Miền Trung có khí hậu khắc nghiệt, chịu nhiều thiên tai do đó các loại trái cây không quá đa dạng. Người dân ở đây cũng tin rằng điều quan trọng nhất vẫn là lòng thành kính cho nên không cần quá cầu kỳ vẻ bên ngoài. Thông thường sẽ sử dụng trái cây theo mùa như chuối, thanh long, cam, quýt, thơm…

Cách chưng trái cây của người miền Nam

Ở miền Nam, trên bàn thờ gia tiên càng có nhiều loại trái cây càng bày tỏ nhiều thành ý. Tuy nhiên, mâm ngũ quả sẽ tuân thủ theo nguyên tắc “ Cầu – Dừa – Đủ – Xài – Sung” – đây là những loại quả đặc trưng mùa nào cũng có.

Hướng dẫn cách chưng trái cây bàn thờ sao cho đẹp mắt

Một số lưu ý khi sắp xếp trái cây lên bàn thờ

Mỗi vùng miền sẽ có cách chưng trái cây bàn thờ khác nhau. Tuy nhiên, khi sắp xếp trái cây lên bàn thờ gia tiên bạn cần lưu ý:

  • Không nên chọn loại quả có gai: Theo quan niệm ngày xưa, quả có gai sẽ khiến cho gia đình bạn gặp phải nhiều chông gai, mâu thuẫn, lục đục nội bộ. Bên cạnh đó cũng không nên chọn loại quả có mùi quá nồng để không gian thờ tự trang nghiêm hơn.
  • Không nên chọn loại quả mọc sát đất: Những loại quả mọc sát đất chứa nhiều linh khí không tốt do đó hãy ưu tiên chọn những loại quả mọc trên cao.
  • Không nên chọn quả giả: Nên sử dụng hoa quả tươi để tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên.
  • Không nên chọn những quả đã chín nẫu: Quả chín thường thu hút côn trùng và dễ bị hư hỏng. Điều này làm mất đi sự thiêng liêng, trang trọng trong không gian thờ cúng.

Hi vọng với cách chưng trái cây bàn thờ Phong Thủy Maxi cung cấp bên trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích. Liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn thêm về phong thủy nhà ở nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công Ty Cổ Phần  Phong Thuỷ Maxi

Hướng dẫn cách chưng trái cây bàn thờ sao cho đẹp mắt

Nội dung dịch vụ