Gợi ý cách đặt tên cho công ty theo phong thủy
Phong thủy là một phạm trù khoa học bắt nguồn từ Trung Quốc và có tính ứng dụng cao. Trong đó, việc đặt tên cho công ty theo phong thủy sẽ giúp doanh nghiệp làm ăn thuận lợi, phát triển vững mạnh hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đặt tên thương hiệu phù hợp với bản mệnh. Hãy theo dõi bài viết sau của Phong Thủy Maxi để cập nhật thêm những thông tin hấp dẫn.
Mục lục
Quy tắc đặt tên cho công ty theo phong thủy
Một cái tên thương hiệu không chỉ đẹp, ý nghĩa mà còn phải đáp ứng đầy đủ 2 yếu tố là hợp Đông Tứ Mệnh và hợp Tây Tứ Mệnh hay không. Trong đó:
- Đông Tứ Mệnh hợp các quẻ Khảm, Chấn, Ly và Tốn.
- Tây Tứ Mệnh hợp quẻ Càn, Cấn, Đoài.
Để giúp quý bạn hiểu hơn về vấn để này, Phong Thủy Maxi sẽ đưa ra 2 ví dụ như sau:
- Ví dụ 1: Tên Công ty Tân Hoàng Minh.
Lưu ý: tên công ty sẽ được chia làm 2 phần. Nếu tên là số lẻ thì phần đầu gồm 2 chữ, phần sau 1 chữ. Nếu tên thương hiệu là số chẵn thì chia đôi.
Ở đây, tên công ty Tân Hoàng Minh sẽ được chia làm 2 phần gồm: phần đầu là “Tân Hoàng” và phần sau là “Minh”. Sau đó, đếm số chữ cái của mỗi phần, với dấu sẽ được tính là một chữ. “Tân Hoàng” gồm có 9 chữ và “Minh” gồm có 4 chữ. Tính theo Tiên Thiên Bát Quái được quẻ Thiên Lôi Vô Vọng 9/4. Quẻ này có nghĩa không hợp kinh doanh, làm ăn lâu dài cũng không phát được
- Ví dụ 2: Tên Công Ty Mai Linh.
Tên thương hiệu Mai Linh gồm 2 phần là “Mai” và “Linh”. Chiếu theo Tiên Thiên Bát Quái thì được quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp 3/4, tức là phù hợp làm ăn kinh doanh.
XEM THÊM >>> Tra cứu tên công ty theo phong thủy
Gợi ý cách dùng từ ngữ để đặt tên cho công ty
Cách sử dụng từ ngữ để đặt tên cho công ty cũng rất quan trọng và tác động trực tiếp đến công việc làm ăn, buôn bán:
Sử dụng những từ có nghĩa
Đặt tên cho công ty theo phong thủy nên mang lại thông tin cô đọng nhất cho người nghe. Đồng thời, chúng phải liên quan đến sản phẩm kinh doanh. Ví dụ như Nội Thất Đẹp, Điện Quang,…
Lưu ý, không được sử dụng những cái tên quá phổ biến, từ ngữ chung chung. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh lựa chọn tên thương hiệu không để lại ấn tượng với khách hàng như An Khang, Thịnh Vượng,… hay gây hiểu lầm, buồn cười hoặc ác cảm như Toàn Lợi (chỉ quan tâm đến lợi ích của mình),…
Sử dụng từ vô nghĩa
Tên thương hiệu vô nghĩa thường là cái tên duy nhất trên thị trường. Nó thể hiện một dấu ăn riêng biệt, khó ai có thể bắt chước. Phương pháp này khá phổ biến ở những nước phương Tây. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, tên thương hiệu sẽ không mang đến bất kỳ thông điệp gì và khó đến gần với khách hàng. Tất nhiên, nếu chiến lược kinh doanh tốt, về lâu dài sẽ tạo nên dấu ấn riêng biệt như Nike, Adidas, Kinh Đô,…
Sử dụng từ ghép
Để tạo nên một tên thương hiệu lạ và dễ ghi nhớ, nhiều chủ doanh nghiệp đã ghép các từ có sẵn thành một từ vô nghĩa. Phương pháp này cũng có những ưu nhược điểm tương tự như cách trên. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa các từ đôi khi sẽ giúp khách hàng dễ hình dung hơn. Ví dụ: Sạch Company (Saco), Giày Bình Tiên (Biti’s), Trường Hải Corporation (Thaco), giày Bình Tân (Bita’s),…
Sử dụng tên riêng hoặc địa danh
Trên thị trường hiện nay, không khó để tìm thấy những thương hiệu sử dụng tên riêng hoặc địa danh. Một số tên công ty nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng lớn như Công ty CP May Sông Hồng, Thẩm Mỹ Viện Ngọc Dung, Phòng khám Bác sĩ Trí,… Đặt tên doanh nghiệp theo cách này như con dao hai lưỡi. Nếu thương hiệu cá nhân của người chủ/ người đại diện có vấn đề, công ty sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng.
Để xây dựng một doanh nghiệp vững mạnh, việc lựa chọn tên thương hiệu ấn tượng và phù hợp với bản mệnh của chủ sở hữu là điều vô cùng quan trọng. Hãy liên hệ ngay với Phong Thủy Maxi để được hỗ trợ đặt tên cho công ty theo phong thủy chuẩn xác nhất.
XEM THÊM >>> Kiến thức phong thủy mồ mả